Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ: Lưu ý gì cho cha mẹ?

Bất kỳ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh, bình thường, có thể đến trường với bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, nếu chẳng may trẻ bị chậm phát triển trí tuệ thì cơ hội để trẻ theo kịp các bạn ở trường học là rất thấp. Bài viết dưới đây của Y Dược Tâm An sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ.

Nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ là tình trạng bệnh lý với biểu hiện đặc trưng bởi sự suy giảm trí tuệ của trẻ ở dưới mức trung bình (thường chỉ số IQ < 70-75) và khả năng tư duy chậm hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Bệnh lý này thường xuất hiện từ khi sinh hoặc vào những năm tháng đầu đời của trẻ. [1]Sở Y Tế Nam Định: Trẻ chậm phát triển – Dấu hiệu nhận biết và biện pháp khắc phục

Chậm phát triển trí tuệ là gì?
Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ là tình trạng đặc trưng bởi sự suy giảm trí tuệ ở dưới mức trung bình

Không chỉ vậy, chậm phát triển trí tuệ còn được coi là bệnh lý rối loạn phát triển thần kinh. Các rối loạn này thường liên quan đến sự khó khăn trong việc thu nhận thông tin, duy trì, hoặc áp dụng các kỹ năng cụ thể.

Trẻ khi mắc phải chậm phát triển trí tuệ thường có biểu hiện hạn chế một số hoạt động như: giao tiếp, định hướng, kỹ năng xã hội, tự chăm sóc và bảo vệ bản thân. [2]Cục quản lý Khám chữa bệnh: Trẻ-chậm-phát-triển-trí-tuệ

Ngoài ra, căn bệnh này cũng liên quan đến một số tình trạng rối loạn phát triển thần kinh khác bao gồm: tăng động giảm chú ý, tự kỷ, và rối loạn học tập. [3]MSD Manual: Chậm phát triển trí tuệ

Phân loại chậm phát triển trí tuệ

Trước khi đi vào tìm hiểu về đặc điểm dịch tễ, yếu tố nguy cơ và nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về cách phân loại tình trạng bệnh lý này. Có thể chia tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ thành 4 mức độ:

Mức độ nhẹ: chỉ số IQ từ 52 – 70, một số trường hợp có thể lên đến 75

  • Không cần thường xuyên trợ giúp cho trẻ trong các hoạt động thường ngày
  • Trẻ có khả năng giao tiếp bằng lời nói
  • Trẻ có khả năng tự chăm sóc và làm một số công việc đơn giản
  • Có thể cho trẻ đến trường

Mức độ trung bình: chỉ số IQ từ 36 – 51

  • Cần thường xuyên trợ giúp ở các mức độ khác nhau tùy theo tính chất của hoạt động
  • Trẻ có khả năng giao tiếp bằng lời nói nhưng từ ngữ nghèo nàn, không rõ nghĩa
  • Trẻ có khả năng tự chăm sóc bản thân, làm các công việc đơn giản nếu trẻ được huấn luyện từ nhỏ
  • Có thể cho trẻ đi học nhưng trẻ sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn

Mức độ nặng: chỉ số IQ từ 20 – 35

  • Cần sự trợ giúp thường xuyên một cách tích cực
  • Trẻ không có khả năng giao tiếp bằng lời nói
  • Trẻ không có khả năng tự chăm sóc và làm các công việc đơn giản
  • Trẻ không thể tiếp thu được kiến thức khi đi học

Mức độ rất nặng: chỉ số IQ < 20

Đặc điểm dịch tễ

Trên Thế giới, tỷ lệ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ thay đổi tùy theo cách thiết kế nghiên cứu, phương pháp chẩn đoán, mức độ nghiêm trọng của tình trạng và đặc điểm dân số, chẳng hạn như tuổi tác. Nhưng nhìn chung, tỷ lệ chậm phát triển trí tuệ là khoảng 1% dân số, trong đó chậm phát triển thể nhẹ chiếm khoảng 85%.

Tỷ lệ này cũng thay đổi theo độ tuổi và giới tính, cao nhất ở độ tuổi đi học và ở giới tính nam. Khoảng 20 – 30% các bé trai được chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ nhiều hơn so với các bé gái. Tuy nhiên, sự khác biệt theo giới tính này ít có sự chênh lệch khi ở các mức độ nặng hơn. [6]Uptodate: Intellectual disability in children: Evaluation for a cause

Đặc điểm dịch tễ của chậm phát triển trí tuệ
Chậm phát triển trí tuệ chiếm khoảng 1% dân số trên Thế giới

Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ chậm phát triển trí tuệ có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Theo số liệu của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh CDC, tỷ lệ trẻ khuyết tật trí tuệ ở nước ta năm 2016 là 6,99%. Ngoài ra, các số liệu điều tra gần nhất ước tính khoảng 0,67% dân số Việt Nam gặp phải tình trạng này. [7]Bệnh viện Tâm thần Hà Nội: Khuyết tật trí tuệ (Intellectual Disability – ID)

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ được đánh giá là quan trọng đối với chậm phát triển trí tuệ bao gồm: trình độ học vấn của người mẹ thấp, tuổi mẹ cao và nghèo đói.

Theo một nghiên cứu hiện đại, trình độ giáo dục của người mẹ thấp là yếu tố dự báo cao nhất về tình trạng chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ. Nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở con của các bà mẹ thôi học trước 12 tuổi cao hơn gấp 7 lần so với các bà mẹ có trình độ giáo dục sau THCS, và cao gấp 3 lần so với những người có bằng tốt nghiệp THPT.

Nguy cơ chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ còn có sự gia tăng ở những trẻ sinh ra từ người mẹ trong độ tuổi 15 – 19, trong khi đó thì nguy cơ sinh con chậm phát triển trí tuệ từ trung bình đến nặng là cao nhất ở những bà mẹ từ 40 – 44 tuổi.

Yếu tố nguy cơ của chậm phát triển trí tuệ
Mẹ cao tuổi khi sinh là một yếu tố nguy cơ của chậm phát triển trí tuệ

Trong một nghiên cứu về trẻ em được sinh ra ở California từ năm 1987 – 1994, nguy cơ chậm phát triển trí tuệ không rõ nguyên nhân đã tăng lên ở nhiều bé trai, trẻ sơ sinh nhẹ cân, con thứ hai hoặc muộn hơn, những trẻ mà mẹ có trình độ học vấn thấp, hoặc tuổi mẹ cao.

Ngoài ra, nguy cơ chậm phát triển trí tuệ dường như cũng liên quan đến tuổi cha cao. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy người cha trên 40 tuổi có liên quan đến việc tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này của con trẻ ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. [8]Uptodate: Intellectual disability in children: Evaluation for a cause

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ rất rộng, gồm các điều kiện cản trở sự phát triển và hoạt động của não. Tuy nhiên, 60% các trường hợp hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân. [9]Dân trí: 60% trẻ chậm phát triển trí tuệ chưa xác định được nguyên nhân và lưu ý dành cho cha mẹ Trong số các nguyên nhân đã biết của chậm phát triển trí tuệ, phần lớn là từ bất thường di truyền.

Nguyên nhân của chậm phát triển trí tuệ ở trẻ
Nguyên nhân phổ biến của chậm phát triển trí tuệ là do yếu tố di truyền

Chậm phát triển trí tuệ có thể xuất hiện một mình hoặc đi kèm cùng một số bất thường thần kinh như: động kinh, khuyết tật cấu trúc não, hoặc với các dị thường bẩm sinh khác. [10]Uptodate: Intellectual disability in children: Evaluation for a cause

Trí tuệ được xác định là có chịu ảnh hưởng về mặt di truyền và môi trường. Trẻ được sinh ra từ cha mẹ chậm phát triển trí tuệ có nguy cơ cao mắc các khuyết tật về phát triển.

Tuy nhiên, những yếu tố di truyền này thường không rõ ràng. Sự thiếu hụt ngôn ngữ và kỹ năng cá nhân – xã hội ở những trẻ chậm phát triển trí tuệ (được cho là di truyền từ cha mẹ) cũng có thể là do các vấn đề về tình cảm, do sự thiếu thốn về môi trường sống, rối loạn học tập, hoặc nặng hơn là chậm phát triển trí tuệ.

Các nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ thường được chia theo các giai đoạn của quá trình sinh sản. Nguyên nhân này có thể được xác định trong những trường hợp nặng. [11]MSD Manual: Chậm phát triển trí tuệ

Giai đoạn trước sinh

Đột biến nhiễm sắc thể: hội chứng Down là biểu hiện của sự đột biến trên nhiễm sắc thể và cũng là nguyên nhân di truyền phổ biến nhất được biết đến của chậm phát triển trí tuệ. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể xuất hiện trong một số hội chứng khác như: mất đoạn gen rất nhỏ, rối loạn đơn gen, hội chứng Fragile X,…

Nguyên nhân của chậm phát triển trí tuệ trong giai đoạn trước sinh
Hội chứng Down là một nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ phổ biến nhất trong giai đoạn trước sinh

Nhiễm trùng trong giai đoạn bào thai: nếu người mẹ khi mang thai không may nhiễm phải một số chủng vi khuẩn, virus (rubella, cúm, CMV, Toxoplasma gondii, Treponema pallidum, HIV, HSV, Zika…) có thể khiến con mắc chứng chậm phát triển trí tuệ. Đặc biệt, virus Zika có liên quan đến với chứng đầu nhỏ bẩm sinh và chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.

Tiếp xúc với một số hóa chất: việc lạm dụng rượu, ma túy, một số thuốc chống co giật (phenytoin, valproat,…) hay tiếp xúc với quá trình hóa trị liệu, phóng xạ, một số chất độc (chì, methyl thủy ngân) ở mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển sau này ở trẻ.

Suy dinh dưỡng bào thai hoặc cân nặng khi sinh dưới < 2500g: suy dinh dưỡng trầm trọng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, từ đó dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ.

Giai đoạn chu sinh

Đẻ non: trẻ đẻ non (đặc biệt là dưới 37 tuần) có thể là một nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển trí tuệ.

Nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ trong giai đoạn chu sinh
Trẻ sinh non có thể là một nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ trong giai đoạn chu sinh

Sự cố khi sinh: người mẹ trong quá trình sinh đẻ mà gặp phải tình trạng ngạt thở và cần điều trị bằng ôxy, thở máy, hoặc gặp sự cố khác mà cần phải can thiệp sản khoa như: dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy (đẻ chủ động),… cũng là một nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.

Mắc một số bệnh trong giai đoạn chu sinh: trẻ khi mới sinh nếu mắc phải một số bệnh như vàng da nhân não với các dấu hiệu thần kinh (bỏ bú, tím tái, co giật, hôn mê), hoặc hạ đường máu sau sinh nặng kèm theo suy hô hấp nặng, chảy máu não – màng não,… có thể dẫn đến trình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ sau này.

Ngoài ra, các biến chứng liên quan đến xuất huyết ở hệ thần kinh trung ương, hoại tử trắng quanh não thất, đẻ ngôi mông hoặc forcep (đỡ đẻ bằng kẹp sản khoa), đa thai, rau tiền đạo, tiền sản giật và ngạt chu sinh có thể làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ.

Tình trạng của trẻ: trong giai đoạn chu sinh, trẻ có thể có nguy cơ cao chậm phát triển trí tuệ trong các trường hợp: tuổi trẻ nhỏ so với tuổi thai, trẻ nhẹ cân,…

Giai đoạn sau sinh

Các nguyên nhân sau sinh và mắc phải có thể dễ dàng xác định hơn vì chúng thường xảy ra ở một đứa trẻ bình thường trước đó.

Suy dinh dưỡng và môi trường sống thiếu thốn: có thể là những nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ trong giai đoạn sau sinh phổ biến nhất trên thế giới. Đặc biệt là đối với những trẻ thiếu sự chăm sóc và hỗ trợ về mặt dinh dưỡng, thể chất, cảm xúc và nhận thức cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và thích nghi xã hội trong thời thơ ấu (dưới 1 tuổi).

Nguyên nhân của chậm phát triển trí tuệ trong giai đoạn sau sinh
Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ ở trẻ trong giai đoạn sau sinh

Tổn thương hệ thần kinh: viêm não do vi khuẩn, virus (bao gồm bệnh thần kinh đệm liên quan đến AIDS) và viêm màng não (nhiễm khuẩn do phế cầu, Haemophilus influenzae), ngộ độc (chì, thủy ngân), động kinh không kiểm soát và chấn thương sọ não có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ.

Tổn thương hệ hô hấp: ngạt và suy hô hấp nặng vì các nguyên nhân khác nhau cũng có thể dẫn đến biến chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ trong giai đoạn nhạy cảm này.

Một số hội chứng nội tiết – chuyển hoá – di truyền: rối loạn chuyển hóa có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ và có thể đi kèm với các bất thường thần kinh như: động kinh, khuyết tật cấu trúc não, hoặc với các dị thường bẩm sinh khác.

Suy giáp mắc phải: nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời, suy giáp có thể gây ra suy giảm trí tuệ. Ở những địa phương có sàng lọc suy giáp sơ sinh, việc sàng lọc và điều trị sớm hầu hết đã loại bỏ được tình trạng chậm phát triển trí tuệ do suy giáp. [12]Cục quản lý Khám chữa bệnh: Trẻ-chậm-phát-triển-trí-tuệ [13]Uptodate: Intellectual disability in children: Evaluation for a cause [14]MSD Manual: Chậm phát triển trí tuệ

Lời khuyên cho cha mẹ

Một số biện pháp phòng ngừa

Người mẹ khi mang thai cần ăn uống, tiêm phòng đầy đủ, không được tự ý uống thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ.

Các mẹ cũng nên khám thai thường quy để có thể phát hiện sớm các bệnh lý của mình, cũng như là tình trạng bất thường của thai gây tổn thương não cho trẻ.

Các biện pháp can thiệp sớm

Các bài tập vận động cho trẻ: kích thích sự phát triển về vận động thô.

  • Xoa bóp cơ tay chân, lưng và thân mình.
  • Các kỹ thuật tạo thuận lẫy, thăng bằng, ngồi, bò, đứng đi.

Hoạt động trị liệu: kích thích sự phát triển về vận động tinh của hai bàn tay.

  • Huấn luyện kỹ năng vận động tinh bàn tay bằng cách tập cho trẻ cầm đồ vật.
  • Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày: ăn uống, đi giầy dép, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, kỹ năng nội trợ,…

Ngôn ngữ trị liệu: kích thích kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ.

  • Kích thích kỹ năng giao tiếp sớm: huấn luyện cho trẻ kỹ năng nghe nhìn, bắt chước,…
  • Huấn luyện kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ: cho trẻ làm quen với việc giao tiếp bằng lời nói, cử chỉ, tranh ảnh,…

Giáo dục: kích thích sự phát triển trí tuệ.

  • Giáo dục mẫu giáo, phổ thông: giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, tạo điều kiện cho trẻ có thể hòa nhập xã hội ở mức cao nhất.
  • Các hình thức giáo dục: tùy theo mức độ của tình trạng bệnh mà gia đình có thể lựa chọn cho trẻ phương pháp giáo dục phù hợp như: giáo dục hoà nhập, giáo dục đặc biệt, lớp học tình thương, học tại nhà,…
  • Hướng nghiệp: một số công việc đơn giản mà người khuyết tật trí tuệ có thể làm: nội trợ, chăn nuôi gia súc, trồng cây, nghề thủ công đơn giản,…
Giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Lựa chọn biện pháp giáo dục phù hợp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Thuốc:

  • Thuốc kháng động kinh: nếu trẻ bị động kinh thì cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc kháng động kinh theo chỉ định của bác sỹ, sử dụng đều đặn hàng ngày.
  • Các thuốc khác: thuốc bổ não, bổ sung canxi, hoocmon giáp trạng,… chỉ được dùng theo đúng chỉ định của bác sỹ. [15]Cục quản lý Khám chữa bệnh: Trẻ-chậm-phát-triển-trí-tuệ

Bổ sung Cốm Noben Kid

Cốm Noben Kid là thực phẩm chức năng dành cho: trẻ đang trong giai đoạn phát triển từ 1 – 18 tuổi, có trí nhớ kém, học trước quên sau, chậm phát triển, trẻ cần tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung,… Sản phẩm là giải pháp giúp trẻ có thể phát triển toàn diện cả về trí tuệ và sức khỏe.

Bổ sung cốm Noben Kid cho trẻ
Cốm Noben Kid hỗ trợ phát triển trí tuệ cho trẻ

Noben Kid được nhiều cha mẹ tin dùng bởi các nguyên liệu được nhập khẩu từ Đan Mạch như: DHA, óc chó, hạnh nhân,… giúp đem lại tác dụng hỗ trợ phát triển trí tuệ hiệu quả và lành tính cho trẻ. Hơn nữa, sản phẩm cũng đã trải qua quá trình kiểm định chặt chẽ và được Bộ y tế xác nhận bản công bố sản phẩm số 1727/2021/ĐKSP.

Bạn đọc quan tâm có thể đặt mua sản phẩm tại Shopee của Y Dược Tâm An hoặc để lại thông tin đặt hàng trên Website phân phối chính thức

Tham khảo thông tin chi tiết về Noben Kid: [REVIEW] Cốm Noben Kid có tốt không? Giá bán, mua ở đâu?


source https://yduoctaman.com.vn/nguyen-nhan-tre-cham-phat-trien-tri-tue/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viên sủi TOCA có bán ở hiệu thuốc không? Công dụng, giá bán

[TÌM HIỂU] 3 giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ không nên bỏ qua

[REVIEW] Cốc nguyệt san BeUCup có tốt không? Cách sử dụng