[TÌM HIỂU] 3 giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ không nên bỏ qua

Bất kỳ cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con và mong muốn được thấy con thành công trong tương lai. Vì vậy, việc phát triển trí não cho trẻ là một việc quan trọng và cần được tiến hành sớm. Bài viết dưới đây của Y Dược Tâm An sẽ giúp bạn tìm hiểu về những giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ.

Những giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ

Tầm quan trọng của việc phát triển trí não ở trẻ

Quá trình phát triển bộ não của trẻ

Việc nắm rõ các giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ là việc mà mỗi vị phụ huynh nên quan tâm sớm. Các trải nghiệm của trẻ trong những năm tháng đầu đời (dù là tích cực hay tiêu cực) đều tác động đến việc định hình bộ não phát triển.

Từ khi mới lọt lòng cho đến 5 tuổi là giai đoạn mà bộ não của một con người phát triển nhiều nhất. Sự phát triển trí não trong giai đoạn này có ảnh hưởng lâu dài đến khả năng học tập và thành công của trẻ sau này.

Khi mới sinh, kích thước bộ não trẻ chỉ bằng khoảng 25% kích thước của người trưởng thành. Tuy nhiên, bộ não sau đó tăng gấp đôi kích thước chỉ trong vòng 1 năm đầu. Đến năm 3 tuổi, bộ não đã đạt đến kích thước khoảng 80% và tăng lên 90% khi lên 5. Như vậy, kích thước bộ não của một đứa trẻ 5 tuổi đã phát triển tương tự một người trưởng thành.

Trẻ sơ sinh vẫn có đầy đủ các tế bào não (tế bào thần kinh) nhưng các tế bào không hoạt động riêng lẻ mà hoạt động dựa trên sự kết nối với nhau. Sự kết nối này cho phép chúng ta suy nghĩ, hành động, giao tiếp và làm mọi thứ.

Những năm tháng đầu đời cũng là khoảng thời gian xảy ra nhiều kết nối giữa các tế bào thần kinh này. Các nhà khoa học ước tính có ít nhất 1 triệu kết nối thần kinh được hình thành trong giai đoạn này.

Mỗi vùng của não chịu trách nhiệm xử lý những khả năng khác nhau như: chuyển động, ngôn ngữ, cảm xúc,… và cũng phát triển với những tốc độ khác nhau. Càng những kết nối thần kinh ở cuối thì lại càng phức tạp và tạo nên sự phát triển của bộ não. Chính điều này đã giúp trẻ có thể thực hiện những hành động, suy nghĩ, nói chuyện,… phức tạp hơn.

Các kết nối cấp cao như: động lực, tự điều chỉnh, giải quyết vấn đề,… cũng có thể được hình thành, mở ra cho trẻ những cơ hội tốt để trở nên khỏe mạnh và thành công trong cuộc sống sau này. Trẻ phát triển các kết nối não thông qua những trải nghiệm trong cuộc sống, qua việc tương tác với con người và mọi thứ xung quanh bằng các giác quan.

Cách các kết nối não được hình thành
Các kết nối não được hình thành từ những trải nghiệm cuộc sống

Chính những trải nghiệm thường ngày của trẻ đã quyết định những kết nối nào được phát triển và kết nối nào sẽ theo trẻ đi suốt cuộc đời. Vì vậy, việc chăm sóc, tương tác và giáo dục cho trẻ trong những giai đoạn vàng phát triển trí não tạo ra sự khác biệt giữa những đứa trẻ. [1]First Things First: Phát triển trí não

Ảnh hưởng của trải nghiệm cuộc sống đến sự phát triển trí não

Trẻ mới sinh ra đã sẵn sàng để học trong nhiều năm. Việc học của trẻ phụ thuộc rất lớn vào cha mẹ, người thân và những giáo viên mầm non. Những người này góp phần giúp trẻ phát triển những kỹ năng phù hợp để trở nên độc lập, khỏe mạnh và thành công trong tương lai.

Nuôi dưỡng và chăm sóc tâm trí rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ. Việc nuôi dưỡng trẻ được thực hiện bằng cách tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của chúng. Những đứa trẻ lớn lên và học tập tốt nhất khi ở trong một môi trường an toàn, được tạo nhiều cơ hội để vui chơi, khám phá và bảo vệ trẻ khỏi sự bỏ rơi, căng thẳng, cực đoan kéo dài.

Phụ huynh và những người trông trẻ có thể giúp trẻ phát triển trí não bằng cách nói chuyện, chăm sóc và chơi đùa cùng trẻ. Để trẻ học được một cách tốt nhất thì cha mẹ có thể thay phiên nhau khi giao tiếp và chơi với trẻ, giúp trẻ xây dựng những kỹ năng và sở thích.

Bạn có thể cho con mình tiếp xúc sớm với sách vở, truyện tranh và âm nhạc để tăng cường khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ. Qua đó, trẻ có thể dễ dàng hơn khi bước vào con đường học tập ở trường.

Nếu trẻ không may tiếp xúc với những căng thẳng, tổn thương ngay từ sớm thì bộ não của trẻ có thể gặp phải những hậu quả tiêu cực kéo dài. Khi trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, cha mẹ hoặc người bảo hộ cần theo dõi, phát hiện sớm những vấn đề và can thiệp nếu cần.

Ảnh hưởng của trải nghiệm thường ngày đến quá trình phát triển trí não
Trải nghiệm thường ngày có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển trí não của trẻ

Vì vậy, những người chăm sóc trẻ cần đảm bảo phải có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để chăm sóc và tạo môi trường an toàn, ổn định cho trẻ. Môi trường đó phải có khả năng nuôi dưỡng và kích thích cho sự phát triển của trẻ. Đây cũng là một mục tiêu quan trọng của việc phát triển sức khỏe cộng đồng. [2]CDC: Phát triển não bộ sớm

Các giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ

Theo nghiên cứu của nhóm giáo sư tại Đại học Harvard, có 3 giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ là: từ 0-3 tuổi, từ 5-7 tuổi và từ 8-10 tuổi. Trong những giai đoạn quan trọng này, nếu cha mẹ biết nắm bắt và hướng dẫn rèn luyện cho trẻ đúng cách thì bộ não của trẻ sẽ được kích thích và phát triển một cách tối ưu.

Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi

Ở giai đoạn này, não trẻ có 3 chức năng chính là: tiếp thu sự mới lạ, lặp lại và ghi nhớ. Trẻ luôn có sự tò mò và muốn khám phá với những thứ mới lạ bên ngoài Thế giới, chúng bắt chước hầu hết mọi thứ mà chúng nhìn thấy.

Từ 0-3 tuổi là giai đoạn trẻ học hỏi nhanh chóng từ cha mẹ
Từ 0-3 tuổi là giai đoạn trẻ học hỏi, bắt chước nhanh chóng từ cha mẹ và mọi người xung quanh

Trẻ có xu hướng lặp lại những việc mà cha mẹ làm bằng cách chăm chú quan sát và ghi nhớ. Ba năm đầu còn là khoảng thời gian mà não trẻ có khả năng ghi nhớ tốt gấp 4 lần ở người trưởng thành.

Không chỉ vậy, trẻ cũng có sự ganh đua với những đứa trẻ xung quanh. Như là khi cho trẻ ăn cùng với bạn thì chúng sẽ ăn nhanh hơn khi ở một mình. Hoặc khi thấy bạn có món đồ chơi khác thì trẻ sẽ có xu hướng tranh giành với món đồ của bạn.

Đây là những đặc điểm mà cha mẹ cần chú ý để đưa ra những hành động và lời khuyên hợp lý, từ đó định hướng trẻ trở thành con người hoàn thiện hơn. Cha mẹ nên điều chỉnh những hành vi không tốt để tránh trẻ học theo, nên tập cho trẻ thực hiện những hành vi tốt (có thể tập bằng việc trao phần thưởng cho trẻ) để trẻ trở nên tự lập hơn.

Giai đoạn từ 5 – 7 tuổi

Từ 5-7 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não thứ hai mà cha mẹ cần quan tâm. Thời điểm này cũng là lúc mà tính cách của trẻ dần được hình thành. Vì thế, cha mẹ cần chú ý để định hướng phát triển tính cách cho con mình trong thời kỳ này. Cha mẹ nên kịp thời rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt một cách phù hợp tùy theo tính cách của trẻ.

Trẻ đang trong độ tuổi đi học có khả năng tiếp thu rất nhanh. Nhưng chúng cũng chưa phân biệt được hết những gì đúng-sai nên chúng vẫn tiếp thu cả những cái không tốt bên cạnh những điều hay. Cha mẹ cần chỉ ra cho trẻ những điều đúng, điều sai, chú ý điều chỉnh những thói quen hay tính cách xấu của trẻ.

Việc giáo dục trẻ chỉ nên dùng những từ ngữ nhẹ nhàng để dạy bảo trẻ. Cha mẹ không nên nặng tay đánh mắng trẻ khi thấy trẻ làm những việc sai trái. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng việc cha mẹ dùng đòn roi, quát mắng chỉ làm trẻ càng dễ trở nên nổi loạn, ngang bướng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên để cho con có nhiều cơ hội khám phá Thế giới xung quanh bằng việc cho trẻ đi chơi ở công viên, vườn bách thú, khu vui chơi,… Hoặc cha mẹ cũng có thể cho trẻ chơi một số loại đồ chơi kích thích sự sáng tạo, phát triển trí não như: bộ đồ chơi lắp ghép, gấp giấy,…

Cha mẹ có thể cho trẻ chơi một số món đồ chơi để tăng tư duy
Cha mẹ nên cho trẻ chơi một số món đồ chơi để tăng khả năng tư duy, sáng tạo

Giai đoạn từ 8 – 10 tuổi

Một giai đoạn vàng cuối cùng mà cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý. Trong thời gian này, trẻ bắt đầu có những dấu hiệu chán nản trong học tập. Trẻ cũng thể hiện rõ sự nổi loạn, ương bướng, không nghe lời hay làm trái ý cha mẹ do trong thời gian này, các cảm xúc cạnh tranh, hiếu thắng của trẻ phát triển mạnh.

Từ 8-11 tuổi là giai đoạn trẻ cảm thấy chán nản trong việc học
Từ 8-11 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu cảm thấy chán nản trong việc học

Trẻ luôn cố gắng chiến thắng bằng mọi cách trong những cuộc chơi với bạn bè hay trong các hành động đối xử với cha mẹ. Yếu tố này có thể ảnh hưởng cả xấu và tốt đến cuộc sống của trẻ. Nếu cha mẹ khéo léo điều chỉnh cho các cảm xúc này tác động tích cực đến con mình, thì nó sẽ giúp kích thích sự sáng tạo và tư duy của trẻ.

Cha mẹ càng sát sao theo dõi và nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn này thì tính cách của trẻ càng hoàn chỉnh. Theo các chuyên gia nuôi dạy trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể thay đổi thói quen xấu của trẻ trước 11 tuổi. Nhưng khi trẻ qua độ tuổi này, cha mẹ rất khó để uốn nắn những thói quen xấu và có thể nó sẽ tạo thành nên một phần tính cách sau này của trẻ. [3]Báo Dân sinh: Có 3 giai đoạn phát triển trí não đỉnh cao của trẻ

Cha mẹ nên làm gì để con phát triển trí não một cách tốt nhất?

Tôn trọng quan điểm và ý kiến của trẻ

Một số cha mẹ hiện nay vẫn còn quan niệm rằng – con cái luôn phải nghe lời và chấp hành tuyệt đối theo lời của cha mẹ. Đây không còn là một quan niệm đúng trong xã hội hiện đại vì sự áp đặt của cha mẹ vừa khiến con mình cảm thấy bất mãn, vừa kìm hãm sự sáng tạo và tư duy của trẻ.

Cha mẹ không nên quát mắng con cái
Cha mẹ không nên quát mắng hoặc áp đặt quá mức với con cái

Tất nhiên, trẻ vẫn cần nghe những lời chỉ bảo của cha mẹ nhưng không phải là sự áp đặt quá mức. Ngược lại, cha mẹ cũng cần lắng nghe con mình vì trẻ dù lớn hay nhỏ thì cũng là một cá nhân độc lập nên chúng cũng có những ý kiến, quan điểm hay sở thích riêng.

Đặc biệt, nếu cha mẹ thường xuyên áp đặt ý kiến của mình lên con cái trong các giai đoạn vàng kể trên thì cha mẹ đã bỏ lỡ đi cơ hội tốt nhất để trẻ có thể thành công trong tương lai.

Không nên bao bọc cho trẻ quá mức

Một số cha mẹ khác lại quan niệm rằng – con cái luôn cần sự bao bọc, chở che tối đa của cha mẹ. Vậy nên, họ luôn dìu dắt từng bước chân của trẻ và sẵn sàng loại bỏ hết những chướng ngại vật trên con đường của con mình.

Nhưng chính sự bao bọc quá mức ấy đã khiến quá trình phát triển trí não của trẻ bị ảnh hưởng xấu. Cuộc sống quá suôn sẻ mà cha mẹ tạo ra vô tình khiến trẻ mất đi những cơ hội để rèn luyện bản thân. Những điều đó khiến thể chất và trí não của trẻ không có môi trường để phát triển một cách tốt nhất.

Cha mẹ không nên bao bọc quá mức cho con cái
Cha mẹ cũng không nên bao bọc, chở che quá mức cho con cái

Một số biện pháp giúp phát triển trí não ở trẻ

Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ một môi trường sinh hoạt và học tập lành mạnh để trẻ có thể phát huy được hết các khả năng. Ở đó vừa có sự thoải mái, vừa có đủ những áp lực cần thiết để trẻ được học tập, vui chơi và rèn luyện theo đúng độ tuổi của mình. [4]Báo Phụ nữ Việt Nam: Cả đời trẻ chỉ có 3 giai đoạn “vàng” phát triển trí não, mẹ tuyệt đối không được bỏ lỡ

Bên cạnh việc tạo ra môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển, cha mẹ cũng cần tiến hành một số biện pháp giáo dục và phát triển trí não khác cho trẻ như:

  • Nuôi dưỡng não: cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ để cung cấp năng lượng cho sự phát triển toàn diện. Một số loại thực phẩm mà cha mẹ có thể quan tâm như: trứng, sữa, thịt, cá, tôm, rau xanh, một số loại củ, quả, hạt,…
  • Dạy cho trẻ biết cam kết: cha mẹ cần tập cho trẻ cách cam kết với những điều gì đó quan trọng mà trẻ nói ra. Đây là một đức tính quan trọng để hình thành nên nhân cách tốt đẹp của trẻ sau này.
  • Dạy trẻ cách kiểm soát bản thân: cha mẹ cũng cần chỉ cho trẻ biết không phải lúc nào mọi thứ cũng theo kế hoạch. Trước những tình huống không được định trước, trẻ cần biết kiểm soát bản thân để xử trí và phản ứng lại với hoàn cảnh đó.
  • Khuyến khích trẻ tin tưởng vào bản thân: trẻ cần biết rằng chúng có thể nỗ lực trở thành bất kỳ ai mà chúng muốn nếu chúng tin vào năng lực của bản thân, tin rằng mình sẽ làm được.
  • Dạy trẻ tính kiên nhẫn: những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai kiên trì, nhẫn lại. Trẻ cần có sự kiên nhẫn ngay cả trong việc nhỏ nếu chúng muốn gặt hái thành quả. Cha mẹ cần tập cho trẻ biết kiên trì theo đuổi ước mơ dù việc đó có tốn nhiều thời gian và công sức thế nào. [5]Vinmec: Bí quyết nuôi dạy trẻ thông minh: Phát triển trí não
  • Bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ: Noben Kid là thực phẩm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ cho sự phát triển não bộ cho trẻ trong độ tuổi tăng trưởng, giúp tăng khả năng tập trung và ghi nhớ của trẻ.
Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo chi tiết về Noben Kid tại đây.
Bổ sung cốm Noben Kid cho trẻ trong các giai đoạn vàng
Cốm Noben Kid giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho phát triển trí não


source https://yduoctaman.com.vn/giai-doan-vang-phat-trien-tri-nao-cua-tre/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viên sủi TOCA có bán ở hiệu thuốc không? Công dụng, giá bán

[REVIEW] Cốc nguyệt san BeUCup có tốt không? Cách sử dụng